Khi các thị trường quen thuộc dần trở nên bão hòa sau nhiều đợt sốt đất, nhà đầu tư bất động sản miền Bắc bắt đầu bán ra và chuyển hướng đầu tư đến các khu vực xa trung tâm nhằm thu về lợi nhuận.
Trái ngược với sốt đất trước đây, bất động sản ở các địa phương miền Bắc dần mất đi sức hấp dẫn. (Nguồn: Batdongsan.com.vn)
Trong giai đoạn gần đây, nguồn cầu bất động sản ở thị trường miền Bắc bắt đầu tuột dốc, với mức quan tâm của các nhà đầu tư giảm sâu liên tục ở hàng loạt các tỉnh như Bắc Giang (49%), Bắc Ninh (46%), Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Quảng Ninh (24%)…
Sau nhiều năm sốt đất, cuối cùng các thị trường này cũng bắt đầu giảm nhiệt. Xu hướng "chốt lời, thoát hàng" của các nhà đầu tư phía Bắc cũng dần rõ nét, hứa hẹn một sự bùng nổ trong công cuộc tìm kiếm tọa độ mới.
Đâu là tọa độ mới cho bất động sản công nghiệp?
Sốt đất cao trong suốt 2 năm vừa qua tại thị trường miền Bắc có được là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của bất động sản công nghiệp. Phân khúc này tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch nhờ làn sóng doanh nghiệp nước ngoài đổ sang Việt Nam. Hơn nữa, hệ thống hạ tầng giao thông ở các địa phương cũng được đầu tư chỉn chu nhằm mời gọi vốn FDI, kéo theo sự "leo dốc" về giá của bất động sản vệ tinh (đất nền, nhà phố, căn hộ…).
Dù phân khúc bất động sản công nghiệp dẫn dắt thị trường, thế nhưng tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc hiện đã đạt mức rất cao (theo JLL và Savills). Cụ thể, Hà Nội lấp đầy đến 90%, Bắc Ninh 95%, Hưng Yên 89%, Hải Phòng 73%... Quý I-2021, phía Bắc không có nguồn cung mới và giá thuê bình quân đạt kỷ lục 107 USD/m2.
Tỉ lệ lấp đầy cực lớn này cũng được ghi nhận tại khu vực phía Nam, với TP.HCM đạt 88%, Bình Dương 99%, Đồng Nai 94%, Long An 84%, Vũng Tàu 79%... cùng giá thuê 111 USD/m2.
Trước thực trạng bão hòa của thị trường miền Bắc, các nhà đầu tư bất động sản bắt đầu "rục rịch" tìm kiếm những tọa độ mới giàu tiềm năng hơn, cụ thể là vùng duyên hải miền Trung với quỹ đất lớn, giá còn thấp, đang đầu tư hạ tầng mạnh mẽ.
Trong đó, Bình Định Bình Định có GRDP năm 2020 dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đang ghi điểm mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Tỉnh này đã thu hút 37 dự án vốn FDI vào Khu kinh tế Nhơn Hội và khu công nghiệp, chưa kể hàng trăm dự án trong nước khác.
Bình Định lọt vào "mắt xanh" của các nhà đầu tư "cá mập" nhờ vào quỹ đất lớn, có thể quy hoạch được nhiều dự án tầm cỡ. Với loạt hạ tầng hoàn thiện, bao khu kinh tế như Quốc lộ 1A (118km), 1D (20,7km), 19A (69,5km), 19B (60km), đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan (107km),… sức hấp dẫn đầu tư từ Khu kinh tế Nhơn Hội càng trở nên đậm nét.
Miền Trung: điểm "hạ cánh" mới của bất động sản biển
Không hề kém cạnh bất động sản công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng biển cũng lọt vào danh sách "đánh bắt" của các nhà đầu tư, theo Savills. Phân khúc này được dự đoán phục hồi đầu tiên sau đại dịch cùng tỷ suất sinh lời cao đột biến hơn loại hình khác.
Ngoài Quảng Ninh, thị trường bất động sản miền Bắc vẫn đang "khát" các vùng biển ngập tràn ánh nắng. Điều này càng thôi thúc các nhà đầu tư miền Bắc đầu tư xa hơn, lựa chọn đến những vùng đất miền Trung có tiềm năng phát triển vượt trội về du lịch, nhưng thiếu hụt căn hộ biển và khách sạn cao cấp như Quy Nhơn, Tuy Hòa, Phan Thiết…
Trong đó, nổi bật là Quy Nhơn, năm 2019 đón 4,8 triệu khách, thời gian lưu trú bình quân tới 2,7 ngày; song cả tỉnh chỉ có 323 cơ sở lưu trú với 7.940 phòng.
Với suất đầu tư nhỏ, căn hộ biển hấp dẫn các nhà đầu tư "cá mập" bởi sự đa dạng trong hình thức khai thác, từ cho thuê, chuyển nhượng cho đến nghỉ dưỡng lưu trú. Trong đó, Khu đô thị biển Takashi Ocean Suite Kỳ Co được phát triển bởi Tập đoàn Danh Khôi được đánh giá cao về vị trí đắc địa, quy mô đầu tư, lẫn phong cách Nhật đặc sắc.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, giá bất động sản nửa cuối năm 2021 sẽ tiếp tục chững lại ở các thị trường từng sốt cao nhiều năm qua, nhưng là sóng ngầm sôi động với các "tọa độ" mới. Khi COVID-19 qua đi, biên giới mở cửa, các điểm nóng bất động sản công nghiệp - nghỉ dưỡng này sẽ bùng nổ đón dòng vốn đầu tư ồ ạt trước tiên.
Nửa cuối 2021 cũng sẽ xuất hiện xu hướng nhà đầu tư cá mập "găm hàng", do thị trường đang nhận được trợ lực bởi nhiều dòng vốn mạnh. Hiệp hội Các nhà môi giới địa ốc Mỹ (NAR) cho biết, trước dịch có ít nhất 3 tỉ USD mỗi năm chảy từ Việt Nam qua Mỹ mua nhà, nay quay đầu cùng dòng kiều hối đổ về nước để bơm vào bất động sản.
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận